Liên hệ
Gọi trực tiếp

An Giang “Mở Đường” Cho Xu Hướng Nông Nghiệp Số Hóa

Trong thời đại công nghệ số, những hoạt động của con người cũng bắt đầu khoác lên mình chiếc áo mới, trong đó có hoạt động nông nghiệp. Nông nghiệp 4.0 (Digital Agriculture) sử dụng các công nghệ nano, công nghệ chiếu sáng, công nghệ robot,…để hỗ trợ hoạt động nông nghiệp của con người. Ví dụ như: nó giúp giảm thiểu tổn thất, thiệt hại do thiên tai, dịch hại, đảm bảo an toàn môi trường, kiểm soát và giảm chi phí ở từng bước hoặc trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

an giang tuoi tieu cay trong

Gạo là mặt hàng chủ lực trong chuỗi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì thế, việc áp dụng công nghệ cao vào quy trình trồng và thu hoạch lúa là điều không thể thiếu. An Giang là nơi “thiên thời địa lợi” để trồng lúa. Tuy vậy, họ vẫn áp dụng các kỹ thuật, công nghệ trong canh tác lúa, cụ thể: Ứng dụng  tia laser trên đồng ruộng, sử dụng máy cấy, máy phun hạt, phun thuốc bằng máy bay không người lái …. Mặc dù theo mục tiêu quy hoạch đề ra ban đầu của tỉnh An Giang là 80.397 ha lúa (năm 2020). Nhưng sau khi áp dụng các kỹ thuật này, người An Giang đã có mức thu nhập vượt xa với dự tính ban đầu (tăng 20-25% bình quân đầu người so với khi canh tác thông thường). Ngoài ra, năng suất lúa cũng tăng bình quân 0.2 – 0.3 tấn/ha, giảm giá thành sản xuất từ 16 – 20%.

Nhờ áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao và sản xuất và nuôi trồng thủy hải sản, tỉnh An Giang tiếp tục dẫn đầu về ngành hàng cá tra (đạt 80% diện tích nuôi toàn tỉnh). Bên cạnh đó, diện tích nuôi tôm đực chiếm 300 ha đã được quy hoạch; áp dụng công nghệ vi sinh cho diện tích nuôi cá lóc lên đến 150 ha. Việc đầu tư công nghệ cao không chỉ giúp người dân An Giang cải thiện năng suất mà còn thu hút sự đầu tư từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như: CTCP Vĩnh Hoà, CT TNHH Phát Triển Lộc Kim Chi, CTCP cá tra Việt – Úc,…

Ngoài việc đầu tư công nghệ cao vào mặt hàng chủ lực, An giang còn mở rộng các diện tích trồng rau, cây ăn quả. Đến nay, An Giang đã hình thành một số vùng trọng điểm, góp phần làm lớn mạnh kinh tế nước nhà, như: vùng sản xuất xoài tập trung đã được cấp mã vùng trồng; vùng bưởi da xanh áp dụng hệ thống tưới công nghệ cao; vùng cam, quýt theo quy trình VietGAP; vùng cây ăn trái liên kết tiêu thụ hoặc du lịch sinh thái.

Trả lời