Liên hệ
Gọi trực tiếp

Thương Mại Điện Tử – Xu Hướng Thương Mại Mới

Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce) đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Ngoài ra, Thương mại điện tử tập trung vào việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).

Một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.” Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.

Theo Ủy ban châu Âu: “Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công.”

Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Kinh Doanh

Thuong mai dien tu 2

Thương mại điện tử ngày nay đóng vai trò quan trọng trong các ngành đặt hàng nội dung “kỹ thuật số” cho mua bán trực tuyến tức thời , để đặt hàng và dịch vụ thông thường, các dịch vụ “meta” đều tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng khác của thương mại điện tử.

Ở cấp độ tổ chức, các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet để trao đổi dữ liệu tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước và quốc tế. Tính toàn vẹn dữ liệu và tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức xúc trong thương mại điện tử.

Hiện nay, Thương mại điện tử có thể phân chia thành các hình thức sau.

Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G – Goverment), Doanh nghiệp (B – Business) và Khách hàng (C – Customer hay Consumer).

Nếu kết hợp đôi một 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối tượng tham gia: B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C. Trong đó, các dạng hình thức chính của thương mại điện tử bao gồm:

Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)

Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)

Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)

Khách hàng với Khách hàng (C2C)

Thương mại đi động (mobile commerce hay viết tắt là m-commerce).

Thương mại điện tử – Xu hướng toàn cầu mới

Mua hàng online đang và dần thay thế cho các hình thức mua hàng truyền thống. Với sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng, loại hình thức này được dự đoán sẽ còn có xu hướng phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới. Đây là phương thức kinh doanh mới, góp phần thúc đẩy ngành thương mại nói chung. Ngoài ra, nó còn là tiền đề cho các ngành khác phát triển theo. Chẳng hạn như: nền công nghiệp quảng cáo, Internet, giao thông vận tải…

thuong mai dien tu landofcoder 2

Nhờ vào tính thông dụng và tính toàn cầu hóa của thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường của mình ra các nước quốc tế. Tạo nên một nền thương mại chung cho toàn cầu. Đây là lợi ích không chỉ cho các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà còn cho cả người tiêu dùng. Giờ đây bạn có thể mua các sản phẩm từ mọi miền trên thế giới thông qua các trang web điện tử ngay tại nhà.

Quy định pháp luật của Việt Nam

Tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử. Tháng 6 năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử.

Đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 “Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính” , số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 “Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số” , số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 “Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng”.